Trong thơ văn Xóm_Gà

Tháng 3 năm 1927, bởi mắc nhiều nợ nần, thi sĩ Tản Đà buộc phải tự đóng cửa tờ An Nam tạp chí. Sau đó, ông vào Sài Gòn, viết cho tờ Đông Pháp Thời Báo[2] do Diệp Văn Kỳ làm chủ nhiệm. Ở Sài Gòn, Tản Đà ở trọ tại Xóm Gà [1] ; khi rời Sài Gòn, Tản Đà làm bài thơ thất ngôn gởi cho tòa soạn Đông Pháp Thời Báo, có nhắc địa danh Xóm Gà [1]

Xóm Gà tan giấc rạng vừng ôTối đến Nha Trang, rượu một hồ.Trợ bút đã xin từ bác Diệp,Văn chương để lại cậy thầy Ngô.Dám quên "Đông Pháp" người tri kỷ,Riêng nhớ "An Nam" bức địa đồ!Hai chuyến chơi xuân Thìn với Mão,Đi ra còn nhận những đường vô.[3]

Trong những ngày tháng "rong chơi" Sài Gòn, Xóm Gà cũng là nơi Trung niên thi sĩ (Bùi Giáng) đã dạo qua:

Ngoại ôSài Gòn bất tận ngoại ôXóm Gà Bình Thạnh xóm mô Chuồng BòGhé thăm Chuồng Ngựa quanh coChạy về thẳng tắp viếng chùa Già Lam.(trích tập thơ Như Sương)[4]

Năm 2001, địa danh Xóm Gà được nhắc tới lần nữa trong tập truyện Sài Gòn vang bóng của Phan Thứ Lang. Đó là bài "Xóm Gà - vùng đất của mấy tay anh chị thời xưa" và bài "Thi sĩ Tản Đà đóng Cinéma ở Xóm Gà".

Gần đây hơn, vào đêm 24 và 25 tháng 6 năm 2006, sân khấu kịch Sài Gòn cũng đã ra mắt khán giả kịch bản Xóm Gà của Vương Huyền Cơ. Vở bi hài kịch này do Trần Ngọc Giàu làm đạo diễn, với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ hài, như: Nghệ sĩ ưu tú Ngọc Giàu, Nghệ sĩ ưu tú Việt Anh, Hữu Nghĩa, Bảo Châu, Xuân Thùy, Tiết Cương...[5]